Không chỉ riêng cổng nhôm đúc, thiết kế cổng đều cần tuân theo phong thuỷ. Bài viết này, Hoàng Dương sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích. Cổng cần được thiết kế tương ứng về cả kiểu dáng lẫn hình thế của ngôi nhà góp phần hoàn thiện vẻ đẹp cũng như sự thống nhất về trường khí.

     Có thể bạn chưa biết, theo quan niệm cổ xưa của Trung Quốc và Nhật Bản, cổng là nơi tối yếu có tầm quan trọng đặc biệt. Người ta quan niệm nên xây thật kiên cố với chất liệu vững chắc, bít bùng, đặt linh vật bằng đá trước cửa như sư tử, kỳ hưu trước nhà để trấn trạch.  Cổng là ngoại thất quan trọng mang ý nghĩa phong thuỷ và hoàn thiện vẻ đẹp của ngôi nhà

     Tuy vậy, ngày nay ở Việt Nam có cách nhìn thoáng hơn về phong thuỷ, vừa đảm bảo các yếu tố truyền thống lại hài hoà với vẻ đẹp hiện đại. Luỹ tre, mương nước… cảnh vật thiên nhiên trở rào chắn hữu hiệu mang tính chất thông báo địa phận của làng, xóm hoặc nhà.. khác với sự bít bùng và chia cắt không gian như tại nước bạn.

     Bởi thế, yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm chính là thiết kế không gian chung của khu vực cổng thông thoáng, không nên bưng bít tạo cảm giác khó chịu, vừa không đảm bảo tính thẩm mỹ lại không tốt cho phong thuỷ. Nhà có sân rộng nên lưu ý phương vị mở cổng tương ứng với cách chọn vị trí, phương hướng của cửa chính. Riêng phần bát trạch, chúng ta nên thuận theo cung mệnh.

     Gia chủ thuộc tây tứ mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ đông tứ mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí của cổng xét từ bên trong đất nhìn ra thì tránh ngã ba, hoặc “trực xung” với cửa trái của cửa chính. Bởi người ta cho rằng “sinh khí thì sẽ đi đường vòng, còn sát khi đi theo đường thẳng”.

     Một số tiêu chí khác khi chọn cổng nên tuân theo bản mệnh như: chất liệu, màu sắc, hình dáng, hoa văn và linh vật để hợp với ngũ hành cung mệnh. Ví dụ như người mệnh thổ nên chọn cổng có hoa văn vuông vức, đơn giản, kết hợp với tường rào xây gạch đá, sơn màu vàng hoặc nâu là hợp.

     Cổng cho gia chủ có mệnh kim nên thiên về các chất liệu làm từ kim loại, màu bạc, trắng, xám, hình dáng cong tròn, mềm mại. Mệnh thuỷ sẽ cọn cổng màu xanh, màu đen là chủ yếu, hoa văn uốn lượn. Cổng mà làm từ gỗ, sát, hoạ tiết hoa lá cành cầu kỳ, sơn xanh lá cây, hoặc nhiều thanh xổ thẳng thì rất hợp với người mệnh mộc.

     Trong khi ấy, cổng có nét nọn, vát chéo, màu sơn đỏ, hoặc là nâu thì gia chủ mệnh hoả sẽ phù hợp hơn. Có thể chọn hoa văn, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc… theo bản mệnh gia chủ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể linh động hơn dựa vào quan niệm tương sinh với mệnh của gia chủ.

     Ví dụ như người mệnh hoả, ngoài hành hoả có thể dùng hành mộc (sinh hoả) và hành thổ (hoả sinh).

     Một số lưu ý khi làm cổng để hợp với phong thuỷ Dưới đây là những nguyên tắc được sử dụng làm cơ sở để xác định thước lỗ ban:

     – Dương trạch khí: “vo đất làm bình cốt để dùng phần rỗng bên trong” Nói thế để thấy được rằng khoảng không giữa các bức tường quan trọng hơn nhiều bản thân giữa các bức từng ấy. Môi trường sống của con người lấy phần rỗng, khoảng trống làm trọng chứ không phải phần đặc. Bởi vậy, cần thông thoáng để khí đi qua các phần tĩnh ổn định. Nói thế để biết rằng, khi thiết kế cửa, người ta còn quan tâm đến sự không gian chung, khoảng lọt lòng, hoàn thiện từ phần thấp đến phần cao. 

     – Môn – táo – chủ: Trong 3 cấp độ này, chúng ta sẽ ưu tiên kích thước hệ thống cửa trước (đi từ môn) đến kích thước bếp (táo), sau cùng là kích thước liên quan đến gia chủ (chủ). Lấy môn làm chủ yếu. Còn táo và chủ chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp tỷ lệ nhân trắc là đủ. Ví dụ, kích thước bệ bếp phải cao vừa tầm người sử dụng, dù có “kéo vào cung đỏ” mà cao quá hay thấp quá cũng đều hỏng.

     Hoàng Dương tư vấn miễn phí thiết kế cổng phù hợp với phong thuỷ nhà

     – Nguyên tắc hình phễu: Nguyên tắc là kích thước không gian sẽ thu hẹp dần từ ngoài vào theo hình phễu. Cửa cổng phải rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa đi vào phòng, cửa phòng ngủ hơn cửa đi vào phòng vệ sinh. Có thể hiểu đơn giản là những nơi đối ngoại sẽ rộng hơn nơi chỉ dùng để đối nội. Ngoài ra, đối với loại cửa vòm thì chiều cao sẽ được tính đến phần đỉnh vòm.

      Cách tính này sẽ đảm bảo bô cửa có đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ và tương quan với ngôi nhà hay không. Những phần chung quanh đóng vai trò phụ đạo để lấy ánh sáng cho thông thoáng. Khi cửa đi đóng thì cửa sổ chính là nguồn điều tiết thông thoáng và tầm nhìn, kích thước cửa sổ không bắt buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa sổ trong không gian sử dụng.

     Đến với Hoàng Dương, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể hơn.  Hoàng Dương chuyên cung cấp các sản phẩm được làm từ nhôm đúc, như bàn ghế, cửa cổng, lan can nhôm đúc … Hy vọng rằng, bài viết này Hoàng Dương sẽ giúp cho gia chủ có được thông tin hữu ích để trong việc lựa chọn hướng, vị trí và thiết kế cổng nhà.

Công ty TNHH Nhôm Đúc Hoàng Dương

Địa chỉ: Xóm 12- Xã Hải Vân - Hải Hậu - Nam Định

Hotline: Mr. Trình: 097.555.1486 - 0947.55.1486

Các sản phẩm bạn có thể thích


Tư vấn thiết kế cửa cổng nhôm đúc theo phong thủy


 Không chỉ riêng cổng nhôm đúc, thiết kế cổng đều cần tuân theo phong thuỷ. Bài viết này, Hoàng Dương sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích. Cổng cần được thiết kế tương ứng về cả kiểu dáng lẫn hình thế của ngôi nhà góp phần hoàn thiện vẻ đẹp cũng như sự thống nhất về trường khí.

     Có thể bạn chưa biết, theo quan niệm cổ xưa của Trung Quốc và Nhật Bản, cổng là nơi tối yếu có tầm quan trọng đặc biệt. Người ta quan niệm nên xây thật kiên cố với chất liệu vững chắc, bít bùng, đặt linh vật bằng đá trước cửa như sư tử, kỳ hưu trước nhà để trấn trạch.  Cổng là ngoại thất quan trọng mang ý nghĩa phong thuỷ và hoàn thiện vẻ đẹp của ngôi nhà

     Tuy vậy, ngày nay ở Việt Nam có cách nhìn thoáng hơn về phong thuỷ, vừa đảm bảo các yếu tố truyền thống lại hài hoà với vẻ đẹp hiện đại. Luỹ tre, mương nước… cảnh vật thiên nhiên trở rào chắn hữu hiệu mang tính chất thông báo địa phận của làng, xóm hoặc nhà.. khác với sự bít bùng và chia cắt không gian như tại nước bạn.

     Bởi thế, yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm chính là thiết kế không gian chung của khu vực cổng thông thoáng, không nên bưng bít tạo cảm giác khó chịu, vừa không đảm bảo tính thẩm mỹ lại không tốt cho phong thuỷ. Nhà có sân rộng nên lưu ý phương vị mở cổng tương ứng với cách chọn vị trí, phương hướng của cửa chính. Riêng phần bát trạch, chúng ta nên thuận theo cung mệnh.

     Gia chủ thuộc tây tứ mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ đông tứ mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí của cổng xét từ bên trong đất nhìn ra thì tránh ngã ba, hoặc “trực xung” với cửa trái của cửa chính. Bởi người ta cho rằng “sinh khí thì sẽ đi đường vòng, còn sát khi đi theo đường thẳng”.

     Một số tiêu chí khác khi chọn cổng nên tuân theo bản mệnh như: chất liệu, màu sắc, hình dáng, hoa văn và linh vật để hợp với ngũ hành cung mệnh. Ví dụ như người mệnh thổ nên chọn cổng có hoa văn vuông vức, đơn giản, kết hợp với tường rào xây gạch đá, sơn màu vàng hoặc nâu là hợp.

     Cổng cho gia chủ có mệnh kim nên thiên về các chất liệu làm từ kim loại, màu bạc, trắng, xám, hình dáng cong tròn, mềm mại. Mệnh thuỷ sẽ cọn cổng màu xanh, màu đen là chủ yếu, hoa văn uốn lượn. Cổng mà làm từ gỗ, sát, hoạ tiết hoa lá cành cầu kỳ, sơn xanh lá cây, hoặc nhiều thanh xổ thẳng thì rất hợp với người mệnh mộc.

     Trong khi ấy, cổng có nét nọn, vát chéo, màu sơn đỏ, hoặc là nâu thì gia chủ mệnh hoả sẽ phù hợp hơn. Có thể chọn hoa văn, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc… theo bản mệnh gia chủ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể linh động hơn dựa vào quan niệm tương sinh với mệnh của gia chủ.

     Ví dụ như người mệnh hoả, ngoài hành hoả có thể dùng hành mộc (sinh hoả) và hành thổ (hoả sinh).

     Một số lưu ý khi làm cổng để hợp với phong thuỷ Dưới đây là những nguyên tắc được sử dụng làm cơ sở để xác định thước lỗ ban:

     – Dương trạch khí: “vo đất làm bình cốt để dùng phần rỗng bên trong” Nói thế để thấy được rằng khoảng không giữa các bức tường quan trọng hơn nhiều bản thân giữa các bức từng ấy. Môi trường sống của con người lấy phần rỗng, khoảng trống làm trọng chứ không phải phần đặc. Bởi vậy, cần thông thoáng để khí đi qua các phần tĩnh ổn định. Nói thế để biết rằng, khi thiết kế cửa, người ta còn quan tâm đến sự không gian chung, khoảng lọt lòng, hoàn thiện từ phần thấp đến phần cao. 

     – Môn – táo – chủ: Trong 3 cấp độ này, chúng ta sẽ ưu tiên kích thước hệ thống cửa trước (đi từ môn) đến kích thước bếp (táo), sau cùng là kích thước liên quan đến gia chủ (chủ). Lấy môn làm chủ yếu. Còn táo và chủ chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp tỷ lệ nhân trắc là đủ. Ví dụ, kích thước bệ bếp phải cao vừa tầm người sử dụng, dù có “kéo vào cung đỏ” mà cao quá hay thấp quá cũng đều hỏng.

     Hoàng Dương tư vấn miễn phí thiết kế cổng phù hợp với phong thuỷ nhà

     – Nguyên tắc hình phễu: Nguyên tắc là kích thước không gian sẽ thu hẹp dần từ ngoài vào theo hình phễu. Cửa cổng phải rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa đi vào phòng, cửa phòng ngủ hơn cửa đi vào phòng vệ sinh. Có thể hiểu đơn giản là những nơi đối ngoại sẽ rộng hơn nơi chỉ dùng để đối nội. Ngoài ra, đối với loại cửa vòm thì chiều cao sẽ được tính đến phần đỉnh vòm.

      Cách tính này sẽ đảm bảo bô cửa có đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ và tương quan với ngôi nhà hay không. Những phần chung quanh đóng vai trò phụ đạo để lấy ánh sáng cho thông thoáng. Khi cửa đi đóng thì cửa sổ chính là nguồn điều tiết thông thoáng và tầm nhìn, kích thước cửa sổ không bắt buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa sổ trong không gian sử dụng.

     Đến với Hoàng Dương, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể hơn.  Hoàng Dương chuyên cung cấp các sản phẩm được làm từ nhôm đúc, như bàn ghế, cửa cổng, lan can nhôm đúc … Hy vọng rằng, bài viết này Hoàng Dương sẽ giúp cho gia chủ có được thông tin hữu ích để trong việc lựa chọn hướng, vị trí và thiết kế cổng nhà.

Công ty TNHH Nhôm Đúc Hoàng Dương

Địa chỉ: Xóm 12- Xã Hải Vân - Hải Hậu - Nam Định

Hotline: Mr. Trình: 097.555.1486 - 0947.55.1486

097.555.1486
Zalo